Hiểu về HPV

HPV LÀ GÌ?

HPV (viết tắt của Human Papilloma Virus) là vi-rút thường gặp gây u nhú ở người, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của 4 trong 5 phụ nữ ở một số giai đoạn trong cuộc đời.

Có hơn 150 chủng HPV khác nhau, trong đó có 14 chủng nguy cơ cao gây hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung. Trong 14 chủng vi-rút đó, HPV 16 và HPV 18 là 2 chủng nguy cơ rất cao, chiếm 70% tổng số ca ung thư cổ tử cung.

Trong khi một số chủng HPV gây ra bệnh lý lành tính như mụn cóc hay sùi mào gà.

Con đường lây truyền của HPV?

Gần 80% người trưởng thành có hoạt động tình dục đều có thể nhiễm HPV ở một thời điểm nào đó trong đời. Nó thường lây lan khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo hoặc hậu môn.

Cho dù là trong mối quan hệ một vợ một chồng đều có nguy cơ bị nhiễm HPV. Mặc khác, HPV cũng rất dễ lây như bất kỳ tiếp xúc da kề da nào của vùng sinh dục, sử dụng chung quần lót, đồ chơi tình dục,…

Nhiễm HPV có triệu chứng gì ?

Thông thường, người nhiễm HPV không có triệu chứng rõ rệt. Thường mất đến 10 – 15 năm từ lúc nhiễm HPV đến khi phát triển thành bệnh ung thư cổ tử cung và bắt đầu nhận biết các triệu chứng bất thường, dẫn đến khó khăn trong điều trị.

Vì thế, xét nghiệm sàng lọc HPV định kỳ là quan trọng để phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư cổ tử cung và điều trị trước khi bệnh tiến triển sang ung thư xâm lấn.

Có phải nhiễm HPV là đã mắc ung thư cổ tử cung?

HPV có thể được đào thải nhờ sức đề kháng của cơ thể tốt, mà không gây ra vấn để gì cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu HPV không thể tự đào thải và tồn tại trong cơ thể sau nhiều năm, việc nhiễm dai dẳng có thể dẫn đến sự phát triển bất thường của tế bào cổ tử cung.

Hãy xét nghiệm sàng lọc định kỳ. Đừng trì hoãn !

Xét nghiệm sàng lọc định kỳ diễn ra nhanh chóng và không hề gây khó chịu. Việc phát hiện sớm ung thư ở “Cổ” có thể giúp 9/10 Cổ sống trên 5 năm. Hãy xét nghiệm ngay!

ĐỂ CỔ NÓI CÁC XÉT NGHIỆM HIỆN HÀNH TRONG SÀNG LỌC UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

Hãy để Cổ lên tiếng, hãy nghe cô ấy mở lời để hiểu hơn về các phương pháp này nhé.

Theo dõi Facebook của Cổ